Các hãng xe sử dụng chung nền tảng, nên hay không?

Ngoài kế hoạch biến hai động cơ V6 để trở thành một động cơ V12 cho Aston Martin bất thành ra, trong quá khứ, Ford Motor Corporation

Việc đồng sử dụng nền tảng với mục đích hạ thấp chi phí sản xuất dẫn tới rất nhiều sự “liên quan” phức tạp trong ngành công nghiệp ô tô. Từ những mẫu xe chỉ khác nhau về logo thương hiệu cho tới hàng loạt model đã cùng dùng chung một vài bộ phận. Tuy nhiên, phương thức này vẫn đang tồn tại sự rủi ro lớn.

Khám phá nơi “chào đời” của những chiếc siêu xe trị giá 2,6 triệu USD Piaggio giới thiệu GITA và KILO: “Vali kéo” của tương lai hãng Ford thử nghiệm công nghệ giúp xe di chuyển giữa phố đông đúc Ứng dụng công nghệ kéo giảm tai nạn, kẹt xe Mercedes-Benz đã trình làng công nghệ chiếu sáng thông minh cho xe hơi.

Dường như đây là giải pháp lý tưởng khi đôi bên đều được hưởng lợi, tuy nhiên việc chia sẻ nền tảng lại mang đến một điểm yếu chết người, gắn liền với cụm từ khiến mọi hãng xe đều sợ hãi lệnh triệu hồi. Nếu có trục trặc xảy ra với một nền tảng mà hàng trăm ngàn mẫu xe của các hãng cùng sử dụng, mỗi thông báo triệu hồi sẽ khiến các nhà sản xuất chịu tổn thất vô cùng lớn. Hiện nay, hình thức chia sẻ nền tảng (platform) giữa các mẫu xe cùng chung hoặc khác thương hiệu vẫn đang tồn tại, hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Phương pháp này mang lại những lợi ích như giảm chi phí phát triển hay chế tạo các thiết kế thân xe mới dựa trên một nền tảng mà không cần đầu tư quá nhiều về mặt tài chính. Nhờ đó mà các hãng xe mang đến nhiều sản phẩm hơn và người dùng có được nhiều sự lựa chọn hơn.

Với việc phát triển nền tảng xe dựa trên nhiều nhà cung cấp linh kiện khác nhau như thời gian hiện nay, chỉ cần một sai sót tới từ một công ty sản xuất linh kiện nhỏ cũng rất có thể trở thành thảm hoạ với bất cứ tập đoàn lớn nào. Mặc dù công đoạn kiểm tra chất lượng (quality check) đã luôn được chú trọng nhưng vẫn tồn tại khả năng xảy ra sai lầm.Ví dụ điển hình nhất là vụ Volkswagen và bê bối khí thải Dieselgate. VW Group dự kiến sẽ phải chi trả hàng tỉ USD để sửa chữa, nộp tiền phạt, còn chưa kể đến những thiệt hại về hình ảnh công ty. Tất cả là do những mẫu xe của họ đều sử dụng chung một kiến trúc động cơ được trang bị một bộ phận chuyên đánh lừa các bài kiểm tra khí thải.

Thế nhưng lý do tại sao phương thức chia sẻ nền tảng vẫn được nhiều hãng xe ưa chuộng? Dưới đây là một số ví dụ điển hình minh chứng cho lợi ích to lớn tới từ giải pháp sản xuất này bởi các mẫu xe cùng nền tảng nhưng có mức giá bán chênh lệch nhau rất nhiều.

1. Nền tảng E2XX của General Motors

Có thể coi đây là thế hệ thứ ba của nền tảng Epsilon nổi tiếng đã tới từ GM. E2XX giúp giảm khối lượng của xe, cải thiện động cơ, nội thất và kéo dài trục cơ sở. Mẫu xe đầu tiên sử dụng nền tảng mới này là Chevrolet Malibu 2016 với giá bán cũng được xem là phải chăng nhất trong dòng sản phẩm dùng kiến trúc E2XX: 21.680 USD tại thị trường Mỹ.

2. Nền tảng D1 của Volkswagen Group

Trong khi đó, mẫu xe đắt nhất đã sử dụng nền tảng này của GM là Cadillac XT5 2017 có giá bán lên tới 40.000 USD, gần gấp đôi Chevrolet Malibu. Bên cạnh đó, có thể kể đến hàng loạt mẫu xe khác phát triển dựa trên nền tảng E2XX như: Chevrolet Impala, Buick LaCrosse 2017, GMC Acadia 2017 hay Buick Enclave 2018.

Thế hệ thứ tư của nền tảng D-platform đã từng được sử dụng trên chiếc Volkswagen Phaeton hiện đã dừng sản xuất. Đây cũng là mẫu xe VW đắt nhất từng được bán ra với mức giá 75.000 USD. Nền tảng D1 được chia sẻ nhiều công nghệ chung với nền tảng D3 của thương hiệu xe cao cấp Audi trực thuộc VW Group.

3. Nền tảng MQB của Volkswagen Group

Một dòng xe khác cũng đã sử dụng nền tảng D1 là Bentley Continental Flying Spurt. Trong khi chiếc Phaeton có mức giá bán là 75.000 USD thì “người anh em” mang logo Bentley đắt hơn gấp đôi khi giá khởi điểm rơi đã vào khoảng 200.000 USD. Ngoài ra, phiên bản GT của mẫu xe Continental cũng được phát triển dựa trên nền tảng này.

Kiến trúc MQB sẽ là tương lai của VW Group trong thập kỷ tiếp theo,khả năng sẽ được sử dụng làm nền tảng cho rất nhiều sản phẩm của họ, từ những chiếc xe nhỏ đến những mẫu crossover cỡ lớn. Volkswagen Golf thế hệ hiện tại là mẫu xe giá rẻ nhất đã chế tạo dựa trên kiến trục MQB với mức giá 20.000 USD.

Trong khi đó, chiếc xe đắt tiền nhất cũng sử dụng nền tảng MQB chính là Audi TT-RS Roadster hiện đang được bán ra với mức giá lên tới 73.500 USD, cao gấp gần 4 lần Volkswagen Golf.

4. Nền tảng CD4 của Ford

Hãng Ford rất ưa chuộng phương thức chia sẻ nền tảng và cho đến hiện tại, dòng xe thương hiệu Lincoln của hãng này vẫn đang áp dụng triệt để giải pháp này. Trước kia, khi hãng Ford còn sở hữu Volvo, Aston Martin và Jaguar Land Rover, hãng đã thực hiện một vài sự kết hợp khá thú vị.

Ngoài kế hoạch biến hai động cơ V6 để trở thành một động cơ V12 cho Aston Martin bất thành ra, trong quá khứ, Ford Motor Corporation còn có nhiều sự hoà trộn giữa các thương hiệu mà họ đã sở hữu.

Ford Mondeo thế hệ hiện tại phát triển trên nền tảng CD4 và có giá bán 22.120 USD. Cũng lấy từ nền móng CD4 là chiếc Lincoln MKX với mức giá gần gấp đôi: 38.260 USD. Gần đây nhất là nền tảng EUCD đã được sử dụng cho Ford Mondeo thế hệ trước cũng như hàng loạt mẫu xe như: Volvo như S60, V60, V70, S80. Đồng thời bổ sung thêm một số thay đổi nhỏ, nền tảng EUCD trở thành nền tảng LR-MS dùng trên chiếc Range Rover Evoque.

Qua một số ví dụ trên, có thể hiểu được lý do tại sao các hãng xe lớn trên thế giới luôn hướng tới việc phát triển những nền tảng và kiến trúc mang tính ứng dụng cao, tương thích tốt với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, từ xe sang, xe hiệu năng cao cho tới các dòng xe hợp túi tiền. Chia sẻ các nền tảng đã, đang và sẽ vẫn là một giải pháp hiệu quả với ngành công nghiệp ô tô, tất nhiên là nếu với những nhà sản xuất thực hiện chặt chẽ quy trình kiểm tra chất lượng của họ.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *